PHẦN I
1 VẤN ĐỀ ĐẶT RA:
Xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người. Thông tin và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của xã hội loài người. Thế nên sự nghiệp thư viện ở nước ta nói chung và
sự nghiệp thư viện ở các trường trung học phổ thông nói riêng cũng đang có
những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thông tin
không ngừng tăng lên của xã hội. Chính vì vậy, thư viện trường học đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường và có vai trò rất quan trọng
trong việc phục vụ tài liệu cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học
tập của học sinh. Thư viện là nơi góp phần nâng cao trình độ của giáo viên,
củng cố kiến thức cho các em học sinh trong nhà trường. Thư viện trường học là
chiếc cầu nối liền việc học tập trong nhà trường với việc tự học của học sinh,
nó làm cho các em từ lúc nhỏ tự mình có thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức
cũng như tạo cho các em khả năng tự nghiên cứu trong thư viện. Tất cả các hoạt
động đó đều cần đến tài liệu.Để bạn đọc tìm đến tài liệu một cách nhanh chóng
hiệu quả .Một trong nh ững nhiệm vụ quan trọng của thư viện là “ tổ chức
sắp xếp, bảo quản vốn tài liệu” mà thư viện hiện có, đó cũng là đề tài yêu cầu
của quá trình thực tập. Đề tài vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện
đại, được coi là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật của người cán bộ thư
viện.
.2. MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu hoạt động “ tổ chức sắp xếp, bảo quản vốn tài liệu” tại thư
viện trường THCS Phạm Hữu Lầu, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý,
nhằm năng cao chất lượng hoạt động của thư viện.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Hoạt động tại thư viện của Trường
THCS Phạm Hữu Lầu,khu phố 2, phường phú mỹ, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu các hoạt động “ tổ chức sắp xếp, bảo quản vốn
tài liệu” của thư viện tại thư viện trường THCS Phạm
Hữu Lầu, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh. Thời gian thực tập : Từ 18/9/2017 đến 07/10/2017
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI
-Ý nghĩa lí luận: Đề
tài đã góp phần khẳng định rõ vai trò, vị trí của thư viện trong phát triển
giáo dục
-Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua những kết quả nghiên cứu, những giải pháp, kiến nghị sẽ góp phần làm
rõ hơn và nâng cao vai trò của hoạt động thư viện. Và những giải pháp, kiến
nghị có thể được xem để hỗ trợ CBTV trong công tác tổ chức sắp xếp, bảo quản
tài liệu từ đó phục vụ bạn đọc tại Thư viện của trường THCS
Phạm Hữh Lầu một cách hữu hiệu nhất. Tôi hi vọng đề tài có thể làm nguồn tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới hoạt động thư viện của trường THCS Phạm Hữu Lầu, Quận 7, Tp.Hồ Chí
Minh
PHẦN
2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. Giới thiệu tổng
quan về đơn vị tiếp nhận thực tập
1.1./ Giới thiệu Trường THCS Phạm Hữu Lầu
H.1 Trường THCS Phạm Hữu Lầu
Trường THCS Phạm Hữu Lầu- một ngôi trường xinh đẹp nằm
ở trung tâm phường phú mỹ, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh. Theo thời gian, nhà trường
không ngừng phấn đấu và trưởng thành, là một trong những trường thcs có chất
lượng giáo dục cao, có uy tín với học sinh, phụ huynh và nhân dân. Đây là một
ngôi trường khang trang, thân thiện có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát với tổng
diện tích 5543 m2.
Cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học của nhà trường được đầu tư đầy đủ đáp ứng yêu cầu tổ chức các
hoạt động giáo dục của nhà trường. Với bề dày thành tích trong hoạt động giáo
dục, nhiều năm liền nhà trường được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất
sắc”. Năm 2014 trường được Ủy ban nhân dân quận 7 tặng cờ Thi đua Xuất sắc.
Trong những năm qua, nhà trường luôn được sự chỉ đạo sát
sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7, sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở
vật chất của Đảng, chính quyền và nhân dân quận 7. Đặc biệt là sự cộng đồng
trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường cùng quyết tâm
phấn đấu xây dựng thư viện trường học xuất sắc.
Thư viện nhà trường
được công nhận là “Thư viện Tiên tiến” tháng 3 năm 2011, từ đó đến nay, thư
viện nhà trường ngày càng được mở rộng và phát triển, hoạt động của thư viện
ngày càng đi vào chiều sâu và đã trở thành địa điểm quen thuộc của các thầy cô
giáo, các em HS. Đặc biệt trong năm học 2016-2017, thầy và trò Trường THCS Phạm
Hữu Lầu đã triển khai và thực hiện tốt kế hoạch xây dựng thư viện trường học
Xuất sắc.
1.2. Nhân sự:
1.2.
1 cán bộ giáo viên
- Toàn trường
có: 67 CB-GV-NV.
- Tổng số Giáo viên: 57
- Hiệu
trưởng:
Đinh Xuân Thiện.
- Phó Hiệu trưởng: Trương Hương Hảo
- Thành lập tổ mạng lưới TV-TB gồm BGH + CBTV + 6 Khối trưởng.
1. 2.2. Học sinh:
Tổng số: 1259 với 28 lớp gồm có khối lớp.
Khối 6: 7 lớp 316 học sinh.
Khối 7: 7 lớp 340 học sinh
Khối 8: 8 lớp 355 học sinh
Khối 9: 6 lớp 248 học sinh
1.3 ./ Cơ sơ vật chất:
Thư viện nhà trường
với tổng diện tích 120m2
Thư viện được chọn đặt
ở trung tâm của trường, có vị trí thuận lợi trong việc phục vụ đọc và mượn
sách, báo của giáo viên, học sinh. Với tổng diện tích là 110 m2 bao
gồm: kho sách, phòng đọc dành cho học sinh và 1 phòng đọc dành cho giáo viên.
Có đầy đủ giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để sắp xếp sách, báo, tạp chí, bản
đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Tổng số có 13 giá sách (10 giá trên
thư viện, 3 giá để tranh ảnh bản đồ trong phòng thiết bị, 15 tủ chuyên dùng cho
thư viện. Có đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt điện, máy tính, … đảm bảo các điều kiện
tốt nhất để quản lí, tổ chức các hoạt động của thư viện. Để tăng cường cập nhật
thông tin, hỗ trợ cho việc dạy và học.
h.2 Kho sách của thư viện với trên 9000 bản sách,
tài liệu
+ Số lượng sách trong
kho sách của thư viện được bổ sung hàng năm nên rất phong phú về thể loại
bao gồm:
sách giáo khoa trong
“Tủ sách giáo khoa dùng chung” có: 288 đầu sách = 1450 bản .
sách nghiệp vụ : 2971
bản.
Đặc biêt số lượng và
chủng loại sách tham khảo vô vùng phong phú: như: sách tra cứu, sách tham khảo
các môn học, sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ, sách đạo đức, sách
thiếu nhi...
-Tổng số sách tham
khảo thư viện hiện có là 5596 bản.
- Số lượng đầu báo và
tạp chí trong kho sách là 1500 bản.
-Thư viện còn có đủ
các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo
dục xuất bản phục vụ cho các môn học.
-Tổng số có 850 tranh
ảnh bản đồ và 45 băng đĩa giáo khoa.
1.4. Hoạt Động Thư Viện
+ Thư viện có nội quy thư viện, khẩu hiệu thư viện, lịch
hoạt động của thư viện, bảng hướng dẫn cán bộ giáo viên, học sinh sử dụng tài
liệu trong thư viện…
+ Thời gian phục vụ: Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc từ
thứ hai đến thứ sáu.
Buổi sáng: Từ 7 giờ – 11 giờ.
Buổi chiều : Từ 13 giờ 30 – 17 giờ.
Tài liệu trong thư viện được đánh mã số, sắp xếp khoa
học, hợp lí theo từng chủng loại, thuận tiện cho việc tra cứu tài liệu, mượn,
trả sách của giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Phòng đọc của học sinh là cả một không gian đầy màu sắc
và hình ảnh vô cùng sống động, thân thiện phù hợp với học sinh thcs. Đến đây dù
chỉ mới ngắm nhìn tranh vẽ trên tường hay bìa sách các em đã như
thấy mình được lạc và một thế giới thần tiên, bị lôi cuốn bởi câu chuyện
thú vị trong từng cuốn sách. Các em được tự do hoạt động theo nhóm sở thích như
đọc truyện cổ tích, sách truyện về Bác Hồ, sách ATGT, ....các
em được thảo luận cùng nhau về những cuốn sách bổ ích , được học các tiết
học thư viện mỗi tháng một lần dành riêng cho từng khối lớp.
H.3. Phòng đọc của học sinh
+ Theo chân bạn đọc,
ta đến phòng Phòng đọc của giáo viên. Đó là một không gian thoáng mát,
diện tích phòng đọc là 30 m2 với 32 chỗ ngồi. Đây là địa
điểm để hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng các thầy cô giáo đến đây tự học, tự
nghiên cứu và tổ chức sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu thảo luận, trao
đổi sách, tài liệu cùng đồng
nghiệp
H.4 Phòng đọc của giáo viên
+ Thư viện nhà trường
còn tổ chức các nội dung hoạt động thư viện phong phú phù hợp với giáo dục toàn
diện, với công việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh thcs như:
Giới thiệu sách, trưng bày, triển lãm sách theo chủ đề, tổ chức thi kể chuyện
theo sách, thi tiểu phẩm theo truyện kể, thi vui đọc sách nhân ngày Sách Việt
Nam 21/4, thi Vẽ tranh minh họa cho sách, thảo luận sách, quyên góp sách... Các
hoạt động này đã tạo ra một sân chơi bổ ích cho các em thiếu
nhi trong trường, qua đó giúp cho học sinh thói quen ham thích, say mê đọc
sách, củng cố kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết từ đó giúp cho việc học tập của
các em được tốt hơn.
H.5.Hoạt động thư viện
Họi thi sác tác văn
học – đại sứ văn hóa đọc
Hội thi giói thiệu
sách: chủ đề sách và tôi
Hội thi lớn lên chùng
sách:
Giới thiệu sách chủ đề: tình mẹ/ chào mừng
ngày 20/10:
TRƯNG BÀY TRIỂN LÃM
SÁCH
H.6.Hoạt động thư viện
Nhận thức rõ vai
trò của thư viện nhà trường là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục, là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy
học, là linh hồn của một nhà trường, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài
người. Nó không chỉ giúp cho thầy và trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà nó còn
góp phần mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng về chân thiện mĩ.
Trong những năm học qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa
phương, sự ủng hộ nhiệt thành của các bậc phụ huynh, thầy trò trường THCS Phạm
Hữu Lầu đã phấn đấu không ngừng xây dựng thư viện nhà trường ngày
càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Những hình ảnh sống động về một thư
viện thân thiện trên đây chính là thành quả của quá trình lao động
quên mình, đầy sáng tạo, khéo léo và yêu sách đến say mê mà thầy trò trường
THCS Phạm Hữu Lầu luôn tự hào.
H.7,Thi kể chuyện Bác Hồ
1.5.Những thuận lợi và khó khăn
1.5.2 Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH và sự hỗ
trợ nhiệt tình của tập thể CB- GV-CNV nhà trường.
Được sự phối hợp , hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể,
côngđoàn, chi đoàn , đội thiếu niên, cùng các thầy cô giáo, ban đại diện cha mẹ
học sinh.
Có đủ các thiết bị cần thiết cho hoạt động của thư viện.
- Thư viện có 2 phòng đọc và 2 kho lưu trữ bao gồm
phòng mượn hoạt động theo hình thức kho mở, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho
bạn đọc trong việc tra tìm tài liệu.
- Kho mở bạn đọc tự tìm tài liệu phù hợp với nhu cầu của
mình có thể đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà.
- Kho đóng để lưu trữ những tài liệu hiện có của thư
viện, kho đóng nối liền với kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng,
nhanh chóng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.
- Nguồn tài liệu của thư viện hiện nay khá phong phú:
Sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại tự điển, cẩm nang, sách thiếu nhi …
đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giáoviên – học sinh
nhà trường.
- Tài liệu sắp xếp gọn gàng giúp tìm kiếm tài liệu
cho bạn đọc được dễ dàng nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.
- Cán bộ thư viện có kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn, thuận lợi cho việc quản lí thư viện.
- Phòng đọc thư viện thoáng mát tạo cho bạn đọc tâm trạng
thoải mái khi vào thư viện.
1.5.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại một số khó khăn sau:
- Diện tích kho lưu trữ (kho đóng) chật hẹp, lối đi trong
kho nhỏ.Tài liệu cũ ( lỗi thời) không sử dụng nhưng vẫn chưa được thanh lý
chiếm diện tích kho và kệ, trong khi đó sách mới lại không đủ kệ để sắp xếp.
- Thiếu trang thiết bị bảo quản tài liệu trong kho
đóng,ảnh hưởng đến tuổi thọ của tài liệu.
Việc sắp xếp tài liệu vẫn chưa hợp lý do diện tích kho
chật hẹp, không đủ kệ.
- Số lượng sách tham khảo còn ít chưa đủ để phục vụ số
lượng lớn học sinh trong trường.
- Số lượng học sinh đến thư viện đông (chủ yếu là đến vào
giờ ra chơi) nên công tác phục vụ bạn đọc nhiều lúc chưa kịp thời.
- Số lượng học sinh mượn sách về nhà nhiều nhưng việc thu
hồi sách còn gặp nhiều khó khăn, CBTV đã nhiều lần nhắc nhở và dùng nhiều biện
pháp để thu hồi sách nhưng học sinh vẫn không trả.
Công tác sắp xếp tài liệu
2.2.3.1. Trong kho của Thư viện trường trung học
cơ sở Phạm Hữu Lầu có 6 loại sách được sắp xếp trên 6 kệ như sau:.
Kệ sách giáo khoa.
Kệ sách nghiệp vụ.
Kệ sách tham khảo
Kệ sách thiếu nhi.
Kệ báo, tạp chí.
Kệ sách giáo khoa học
sinh tặng.
2.2.3.2. Các phương
pháp sắp xếp sách trên kệ:
a. Đối với loại tài liệu là sách giáo khoa:
Tất cả sách giáo khoa
được xếp trên kệ theo thứ tự từ trên xuống bắt đầu từ ngăn thứ nhất là sách môn
giáo dục công dân theo khung phân loại 19 lớp cơ bản như sau:
ví
dụ:
+ Ngữ
văn 6: 2 tập → 8V(075)
+ Lịch sử 9 → 9(075)
Đầu tiên môn : Giáo dục công dân 371(075) xếp theo thứ tự từ lớp 6 cho
đến lớp 9 theo số đăng ký cá biệt tứ 01 cho đến hết.
Tương tự tiếp đến ngăn thứ 2 là số 4: ngôn ngữ học có sách tiếng anh từ sách
lớp 6 đến lớp 9 xếp theo môn loại là: 4A(075). Xếp theo số đăng ký cá biệt tứ
01 cho đến hết.
Tương tự như trên Mỗi ngăn là một môn loại theo thứ tự của khung phân loại 19
lớp trên. trong từng môn xếp theo tập và vở bài tập nếu có, trong mỗi môn và
mỗi tập là theo số đăng ký cá biệt từ 01 đến hết môn, nếu sang môn khác thì bắt
đầu lại từ số 01, trong từng môn xếp theo khối lớp, từ lớp 6 cho đến lớp 9 .
Khi đư ợc bổ sung sách giáo khoa thì căn cứ vào môn được bổ sung mà có số
đăng ký cá biệt và xếp tiếp theo môn đó.Với cách sắp xếp như trên cán bộ thư
viện sẽ đễ dàng tìm lấy bắt cứ quyển sách nào khi giáo viên cần mà không mất
nhiều thời gian.
b. Đối với loại tài liệu là sách nghiệp vụ:
xếp chung lại với nhau theo 8 ngăn của kệ, mỗi ngăn là 1 bộ môn, mỗi bộ
môn là 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 . xếp các bộ môn từ số phân loại theo
khung phân loại 19 trên. Lớp được xếp theo môn sẽ dễ tìm hơn. Đối với loại sách
này thì số đăng ký cá biệt không lặp lại theo từng môn như sách giáo khoa,
nhưng thư viện trường có số sách này ít nên dấu hiệu về số đăng ký cá biệt chỉ
để theo dõi số lượng chứ không cho đó là căn cứ để tìm. Khi tách ra theo từng
môn trong môn có khối lớp trên mỗi ngăn của kệ với số lượng ít ta dễ tìm thấy
hơn.
Ví dụ: Lịch sử 9 (SGV) → 9(07)
c. Đối với loại tài liệu là sách tham khảo:
Sách này cán bộ thư viện xếp trên kệ theo thứ tự từ trên xuống và theo số
đăng ký cá biệt từ 01 đến hết.
Tôi nhận thấy kệ sách này có nhiều nội dung khác nhau nên cán bộ thư
viện lập Bảng danh mục sách tham khảo theo chữ cái của tên sách để thuận
tiện trong việc tra cứu khi bạn đọc đến mượn sách. Kèm theo Bảng danh mục cán
bộ thư viện có thêm phần ghi chú về số đăng ký cá biệt như sau:
- Ở mặt kệ thứ nhất:
+ Ngăn thứ nhất: có số đăng ký cá biệt từ 01 đến 300
+ Ngăn thứ hai: có số đăng ký cá biệt từ 301 đến 500
+ Ngăn thứ ba: có số đăng ký cá biệt từ 501 đến 700
+ Ngăn thứ tư: có số đăng ký cá biệt từ 701 đến 900
+ Ngăn thứ năm: có số đăng ký cá biệt từ 900 đến hết
Tương tự tôi thấy ghi chú như vậy ở mặt kệ thứ hai.Để khi ta tìm được số
đăng ký cá biệt của quyển sách đó rồi thì ta biết được nó ở mặt ngăn nào và của
ngăn thứ mấy sẽ tìm nhanh hơn.Việc làm này cũng như sắp xếp lại kệ sách nhưng
chỉ trên danh mục chứ không phải là thực tế trên kệ.
Đây là cách sắp xếp sách theo chữ cái của tên sách.
CBTV đã dựa vào sổ đăng ký cá biệt sách tham khảo để lọc ra những tên
sách có cùng chữ cái xếp lại cùng một chỗ. Hết chữ cái này rồi đến chữ cái
khác. Khi sách được bổ sung vào CBTV cũng tiếp tục xêp theo chữ cái đầu của tên
sách đó.
Tôi lập Bảng danh mục sách tham khảo theo chữ cái tên sách với mẫu như
sau:
CHỮ CÁI TÊN SÁC H / S Ố Đ ĂN G K Ý CÁ BI Ệ T .
Ví dụ:
.G - Giá o dụ c k ỹ nă ng s ố ng tro ng cá c mô n l ớ p 196 1
... ..Khi có Bảng danh mục thì sách được xếp dễ tìm hơn, bước đầu không mất
thời gian thay vì ph ải tìm một quyển trong tổng số gần một nghìn quy ển. Khi
tách ra và xếp theo chữ cái thì ta chỉ việc tìm một quy ển trong tổng số của
những sách có chữ cái đó. Con số này luôn nhỏ hơn tổng số sách trên kệ.
d. Đối với loại tài liệu là sách thiếu nhi:
Thư viện hiện có 2326 quyển sách thiếu nhi xếp trên kệ theo thứ tự từ
trên xuống và theo số đăng ký cá biệt từ 01 đến hết. Hằng năm thư viện phải bổ
sung sách tham khảo thiếu nhi để được duy trì danh hiệu tiên tiến. Loại sách
này cũng rất đa dạng, phong phú về nội dung cũng như hình thức nhằm phục vụ cho
các em sau những giờ học căng thẳng. Các em rất say mê đọc sách nhất là những
khi thư viện có giới thiệu sách mới bổ sung. Khi bạn đọc cần một quyển sách nào
đó, để tiện cho việc tìm kiếm một cách nhanh chóng CBTV cũng lập Bảng danh mục
sách tham khảo thiếu nhi theo thứ tự chữ cái tên sách. Kèm theo Bảng danh mục là
phần ghi chú về số đăng ký giống như ở sách tham khảo.
Ngoài ra ta cũng có thể tìm trên phích theo mục lục chữ cái tên tác giả
hay mục lục phân loại. Khi sách thiếu nhi được bổ sung thì tôi xếp theo số đăng
ký cá biệt tiếp theo cho đến hết và lọc ra chữ cái tên sách để đưa vào danh mục
xếp sách phục vụ cho công tác tìm kiếm được nhanh hơn.
e. Đối với loại tài liệu là sách giáo khoa học sinh tặng:
Đối với số sách này CBTV xếp trên kệ theo thứ tự từ trên xuống và mỗi
khối lớp là một ngăn, mỗi lớp được xếp theo môn, hết môn này đến môn khác.
Sách này không đăng ký cá biệt nên chỉ cần xếp theo khối lớp trong
lớp có môn.Theo cách xếp này thì việc tìm kiếm cũng dễ dàng và nhanh chóng.
Bên cạnh việc xếp sách như thế tôi có lập sổ theo dõi số lượng từng loại
sách học sinh tặng để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và tặng sách.Ví dụ:
Tôi theo dõi số sách học sinh tặng hiện có là:
Lớp 6:-Môn Ngữ văn tập 1: 20 quyển.
-Môn Ngữ văn tập 2: 25 quyển
- Toán tập 1: 14 quyển
.-Âm nhạc mỹ thuật 6 : 15 quyển.
Tương tự đến sách lớp 7, 8, 9, cũng vậy. Để khi cần tặng 1 quyển sách
loại nào thì nhìn vào sổ CBTV sẽ biết ngay là trên kệ loại sách nào có và loại
sách nào không có. Nếu nhìn vào sổ có loại sách cần tìm thì CBTV sẽ vào kệ sách
và tìm được ngay.
Việc lập sổ theo dõi này giúp CBTV không mất thời gian vào kệ tìm mãi mà
trong khi sách đó không có.
f. Đối với loại tài liệu là báo, tạp chí:
Thư viện hiện có 7 loại báo, tạp chí. CBTV tiến hành xếp vào 7 ngăn, mỗi
loại xếp theo số ra từ nhỏ đến lớn, số nhỏ xếp dưới, số lớn xếp trên.
Sau thời gian một tháng các số báo đã cũ đi CBTV tiến hành đóng
thành tập, mỗi tập là một tháng, sau đó xếp những tập này trên kệ trong kho để
lưu lại theo năm và trong từng năm là thứ tự bắt đầu từ tháng 01, hết năm này
đến năm khác.
Đối với những báo, tạp chí mà không đóng tập CBTV xếp theo loại,
mỗi loại xếp theo năm, mỗi năm xếp theo tháng và mỗi tháng xếp theo số ra của
báo.
Cứ như thế số báo cũ được lưu lại và số báo mới tiếp tục được nhập
vào.Khi giáo viên cần mượn số báo trong thời gian nào CBTV cũng sẽ tìm một cách
nhanh chóng với cách sắp xếp trên.
g. Đối với loại tài liệu là băng, đĩa:
Thư viện được trang bị chỉ hơn 50 đĩa các loại nên việc sắp xếp rất đơn
giản.
Đĩa có nội dung phục vụ giảng dạy các môn: Âm nhạc, tiếng Anh, Đạo đức, Giáo
dục thường xuyên, An toàn giao thông, đổi mới phương pháp dạy học ở Trường
trung học cơ sở, … Sau khi đăng ký cbtv xếp theo loại băng hoặc đĩa, mỗi loại
xếp theo môn, mỗi môn xếp theo lớp trên kệ trưng bày của phòng đọc.Đĩa có số
lượng ít nên CBTV không lập danh mục đối với loại tài liệu này
h. Đối với loại tài liệu là bản đồ:
Thư viện có 45 bản đồ với nhiều kích cỡ khác nhau. Mỗi loại cùng cỡ CBTV
xếp chung để dễ sử dụng và bảo quản, tiết kiệm được nhiều chỗ trên giá treo
tranh.Bản đồ về vị trí địa lí của đất nước được xếp riêng.Các lược đồ để dạy
môn Lịch sử CBTV xếp riêng.
i.Đối với loại tài liệu là tranh ảnh:
Tranh ảnh có rất nhiều loại, rất đa dạng và phong phú, đây là loại tài
liệu có số lượng tương đối nhiều với hơn 1.500 tờ các loại trong tổng số 99 bộ.
Các khối lớp từ 6 đến 9 đều có các bộ tranh phục vụ công tác giảng dạy và học
tập.
CBTV thực hiện sắp xếp tranh theo môn và trong môn xếp theo lớp.
Ví dụ:Trong môn Địa lý thì có Địa lý lớp 6,7,8,9. Mỗi môn được treo trên
giá trưng bày, số còn lại xếp trên ngăn riêng của phòng thiết bị dạy học. Trên
mỗi ngăn có dán bảng tên của môn đó để đễ tìm thấy. Hầu như tất cả các môn đều
có tranh phục vụ giảng dạy. Đối với môn Toán các khối thì ngoài bộ đồ dùng được
cấp, giáo viên có tự làm các tranh về công thức Toán, tranh về các hình để nhận
biết hình, …
Đối với các tranh có tính chất dùng chung như: các con vật, các loại hoa, quả
CBTV xếp riêng. Đối với tranh giáo viên tự làm để dự thi cấp trường CBTV xếp
riêng một ngăn, trong ngăn này CBTV có lập bảng danh mục xếp theo môn và tên
tranh trong mỗi môn để dễ tìm.CBTV đã phân ra từng loại tranh và xếp riêng biệt
nhau theo thứ tự nên khi giáo viên cần CBTV tìm được tranh một cách nhanh chóng
không làm mất thời gian lên lớp của giáo viên. Đó là điều mà bản thân CBTV làm
được và tôi luôn mong muốn sẽ mang lại kết quả thật tốt trong công tác phục vụ
của người cán bộ thư viện.
2.2.4. CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU
Nhận thức được tầm
quan trọng của việc bảo quản tài liệu, Thư viện đã được trang bị hệ thống các
bình xịt, quạt và phương tiện phòng chống cháy nổ cần thiết để xử lý kịp thời
khi sảy ra sự cố. Với diện tích kho tương đối rộng, đảm bảo đủ chỗ chứa tài
liệu trong khoảng thời gian nhất định, ngay cả khi bổ sung nhiều tài liệu,
tránh phải dồn giãn kho thường xuyên, tạo điều kiện cho người đọc tìm kiếm tài
liệu và truy cập tới các dịch vụ của thư viện. Toàn bộ các giá, kệ trong
kho đều được trang bị đồng bộ giá sắt quét sơn. Khoảng cách giữa các cửa
sổ và giá sách đều cách xa nhau 70 cm, các rèm che cho tất cả các cửa sổ đều
có, tránh tình trạng sách bị ánh nắng/ sáng chiếu trực tiếp làm sách dễ bị
giòn. Hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt đầy đủ. Hàng tuần kho mở của thư
viện đều được vệ sinh một buổi vào cuối ngày trong tuần. Khoảng cách của các
giá sách được cách xa nhau nên cán bộ dễ dàng bao quát được kho sách cũng như
người dung tin.
- Về con người: Cán bộ
thư viện chưa tổ chức các buổi truyên truyền nhằm giáo dục ý thức bảo quản tài
liệu, đưa đến trách nhiệm và ý thức của bạn đọc đối với việc bảo quản tài liệu
của thư viện chưa cao. Bạn đọc gấp mép trang sách để làm dấu cho lần đọc sau,
dùng bút mực gạch vào sách, hoặc viết vào sách. Đối với các em học sinh
thì luôn làm rách sách do các em không mở sách một cách nhẹ nhàng.
- Về nhiệt độ , độ ẩm:
không đảm bảo được về nhiệt độ , về mùa nắng thì nhiệt độ cao ảnh hưởng không
tốt đến sách làm cho sách bị khô giòn , do đó sách dễ bị rách nát , mùa
mưa thì độ ẩm cao thấm vào sách có thể làm mủn sách tạo điều kiện cho mối mọt
phát triển làm hại sách.
- Về ánh sáng: Các cửa
kính trắng có rèm che nhằm giảm ánh nắng chiếu thẳng vào kho sách. Ánh sánh của
các bóng đèn địên chưa được che bằng các chụp thủy tinh mờ.
- Chống bụi: Về mùa
khô các giá sách trong thư viện bám rất nhiều bụi, do xung quanh không có cây
xanh, các lam thông gió trong phòng chưa được che chắn, bụi từ sân từ đuờng
luôn bay vào phòng nhất là những lúc có gió và vào những giờ ra chơi.
- Chống cháy: Trong
phòng được trang bị một bình bọt CO2 .
- Chống mối mọt: Do
sàn nhà lát gạch tàu có nhiều ke hở, tủ sách kê sát tường là điều kiện thuận
lợi cho mối mọt xâm nhập kho sách. Hàng tháng cán bộ thư viện luôn dùng
thuốc chống mối mọt để xử lý.
- Chống chuột, gián:
Thường xuyên diệt chuột, gián bằng bẫy, keo dính chuột...
II. Ý Kiến Đề Xuất
Cần mở rộng kho lưu trữ, đầu tư thêm trang thiết bị bảo tài liệu
nhằm kéo dài tuổi thọ tài liệu.
Bổ sung máy vi tính để học sinh và giáo viên có thể tra cứu nhanh tài liệu trên
máy, hề thống tra cứu truyền thống không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
bạn đọc.
Muốn thực hiện tốt việc sắp xếp các tài liệu trong một thư viện thì người cán
bộ thư viện phải biết về chu trình đường đi của tài liệu đến thư viện là những
bước nào. Trong đó có bước sắp xếp tài liệu.
Tài liệu đi vào thư viện theo con đường như sau:
Đăngký tổng quát
Đóng dấu, dán nhãn
Phân loại
Vào sổ đăng ký cá biệt, ghi nhãn
Viêt phích mô tả
Xếp phích vào mục lục
Xếp sách lên kệ
Sắp xếp tài liệu là bước cuối cùng trong chu trình đường đi của một quyển
sách vào thư viện.
Việc sắp xếp sách phụ thuộc vào các bước trước nó.
Nếu sách đi theo đúng con đường của chu trình thì nó sẽ đến đúng vị
trí và ngược lại
Trang bị thêm giá kệ để sách, máy tính để tra cứu mục lục thư viện.
Nên có phòng đọc dành riêng để bạn đọc trao đổi với nhau trong quá
trình tham khảo, học tập.
Thường xuyên tổ
chức buổi hướng dẫn bạn đọc sử dụng Thư viện.
Mở dịch vụ photo
hay liên kết dịch vụ photo để sao chụp tài liệu cũng như dịch vụ in đáp nhu cầu
bạn đọc.
Đồng thời tạo
nguồn thu phụ cho thư viện.
Ứng dụng công nghệ
thông tin triệt để trong công tác quản lí thư viện nhằm rút ngắn thời gian phục
vụ, đưa thư viện phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Tạo khả năng liên kết
trao đổi dữ liệu giữa các thư viện với các trung tâm thông tin lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét