Có một câu nói rất nổi tiếng của nhà văn
M.Go-rơ-ki được đông đảo mọi người biết đến “Sách mở ra trước mắt tôi những
chân trời mới”. Quả đúng như vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách của
mỗi người.
Kính
thưa các thầy giáo cô giáo!
Cô chào
tất cả các em học sinh thân mến!
Hiểu được tầm quan trọng của sách, TV trường THCS
PhẠM Hữu Lầu đã luôn có ý thức xây dựng một thư viện sách thật sự chất lượng để
phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh và cán bộ giáo viên
trong nhà trường.
Từ những ngày đầu tiên còn rất sơ sài, thư viện
nhà trường đã dần lớn mạnh nhờ sự đầu tư hiệu quả của nguồn ngân sách nhà
trường và sự đóng góp xây dựng của các thế hệ giáo viên và học sinh. Đến hôm
nay, thư viện đã trở thành một địa điểm tìm đến cần thiết và hấp dẫn đối với
mỗi thành viên trong nhà trường.
Thư viện được bố trí ở tầng 1 với tổng diện tích 110m2 chia
làm 2 phòng: phòng đọc dành cho học sinh và phòng đọc dành cho giáo viên, phòng
kho sách. Đây là một không gian rộng thoáng và yên tĩnh, mang lại hiệu quả tối
ưu cho việc đọc sách.
Vốn tài liệu của thư viện hiện nay là 7.086 đầu
sách gồm các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, báo chí (09
loại) hết sức phong phú, đa dạng và đều đảm bảo chất lượng. Các em học
sinh có thể dễ dàng tìm mượn các loại sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Toán học, Hóa học, Vật lí, Ngoại ngữ, Văn học, Triết học, Sử học, Địa
lí, Sinh học, Nghệ thuật, Thể dục thể thao,…
Năm học 2016- 2017 Thư viện xây dựng kho sách
theo hình thức bán mở: Giá, bàn ngoài hành lang thư viện là nơi để sách, báo,
tạp chí... giúp các em học sinh được tự lựa chọn. Trong đó có các loại sách là
sách khoa học, sách truyện tranh dành cho học sinh đọc những giờ giải lao. Thư
viện còn chia ra nhiều loại tủ sách giúp các em có thể nhanh chóng tìm được tài
liệu theo sở thích và theo hướng tìm của mình: Tủ sách hay ( gồm các loại sách
về Bác Hồ, sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.....), tủ sách Pháp
luật, tủ sách truyện thiếu nhi..... Và điều đặc biệt trong năm học này thư viện
sẽ xây dựng góc sách “Let your ideas fly” (hãy để ý tưởng của bạn cất cánh)- đó
là những bài văn hay cảm nhận về sách của các em, những tập san do chính các em
học sinh của trường biên soạn, những kết quả của các hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Tài liệu được chọn là những bài được đánh giá có nội dung tốt, thể hiện sự
tìm tòi, sáng tạo của các em học sinh tạo nên một nguồn tài liệu có ích cho
việc giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên.
Sách trong thư viện được sắp xếp một cách khoa
học, dễ tìm, dễ lấy. Thư viện đã đóng mới tủ mục lục với cách phân loại sách
theo các môn loại, tác dụng của tủ mục lục này giúp cho học sinh có thể dễ dàng
tham khảo và tìm được loại tài liệu mình cần mà không cần tra cứu lâu. Ngoài
ra, ở phòng đọc các em còn có thể tra cứu sách trong thư viện qua danh mục các
kho sách, được sắp xếp đầy đủ theo từng lĩnh vực phù hợp với chương trình học,
cấp học.
.
Các em thân mến!
Với
sự phục vụ nhiệt tình của CBTV, mạng lưới cộng tác viên thư viện, tin chắc rằng
các em sẽ có hứng thú và niềm đam mê đọc sách, báo để bổ sung cho mình những
kiến thức bổ ích.
Thư viện sẽ luôn mở rộng cửa để đón chào các em.
Cuối
cùng kính chúc quý thầy cô giáo mạnh khỏe, có một tuần làm việc
tốt.
Chúc
các em bước vào năm học mới đạt được nhiều thành tích trong học tập.
Bài tuyên truyền, giới thiệu sách tháng 9/2017
CUỐN SÁCH: “SỐ ĐỎ”
Tác giả: Vũ Trọng Phụng
gts tháng 9: số đỏ
“Số đỏ” là một tác phẩm để đời cho bao thế hệ - một tác phẩm sẽ
mãi là vật báu vô giá trong nền văn học Việt Nam, đó là một đóng góp hết sức to
lớn của nhà văn với “cái nghèo gia truyền” - Vũ Trọng Phụng cho kho tàng văn
chương dân tộc.
Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở “Hà Nội báo” từ số
40 ngày 7/10/1936 và được in thành sách lần đầu năm 1938. Tác phẩm nổi tiếng
này đã được chuyển thể thành nhiều phim và kịch. Đây được xem là tác phẩm nổi
tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”. “Số đỏ”
xoay quanh nhân vật làm đảo điên Hà Nội những năm 1930 - 1940, Xuân Tóc Đỏ - từ
một thằng bé mồ côi, kiếm sống bằng đủ thứ nghề: trèo me, trèo sấu, nhặt bóng ở
sân quần vợt, quảng cáo thuốc lậu... nhờ thủ đoạn xảo trá, “nhờ thời” đã trở
thành đốc tờ Xuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, thậm chí là anh hùng
cứu quốc, là vĩ nhân... Sử dụng lối tương phản giữa cái đồi bại, thối nát vô
luân với cái hài, cái trào phúng đã giúp cuốn tiểu thuyết thành công trong việc
lột trần những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời. Từ đó, tác phẩm cũng
đã đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh
rởm, hết sức lố lăng thối nát. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đả kích những phong
trào được thực dân khuyến khích như: phong trào Âu hoá, thể dục thể thao, chấn
hưng Phật giáo... Sự thành công của tác giả còn ở việc đã xây dựng được những
nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà cho đến tận hôm nay bóng
dáng những nhân vật ấy vẫn còn đâu đó quanh ta.
Cuốn sách văn học “Số đỏ” hiện đang có tại thư viện trường THCS THCS PhẠM Hữu Lầu, kính mời thầy cô và các em
học sinh đón đọc. Cuốn sách chắc hẳn sẽ giúp ích vô cùng cho bạn đọc có niềm
yêu thích với văn chương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét